Các bước thiết kế website cho người mới với SiteMeta Editor
Thế giới công nghệ sau đại dịch Covid-19 đã trở nên cực HOT khi tất cả doanh nghiệp kinh doanh thông thường đang dần đóng cửa phá sản vì không duy trì hoạt động được và số còn lại đã dần thay đổi sang kinh doanh trực tuyến. Khi nói đến kinh doanh trực tuyến thì người ta sẽ nghĩ ngay đến website. Để tự thiết kế một website chuyên nghiệp và bắt mắt thì cần trải qua các bước thiết kế website quan trọng dưới đây.
Tóm tắt quy trình thiết kế website
Trước khi nói về các bước thiết kế website chi tiết thì tôi sẽ nêu các gạch đầu dòng về quy trình thiết kế website như sau:
- Thiết kế sitemap
- Viết nội dung cho các trang chính
- Thiết kế bố cục website đơn giản
- Hoàn thiện thiết kế giao diện website
- Kiểm tra chức năng website
- Cấu hình tên miền riêng và bắt đầu kinh doanh
Các bước thiết kế website chi tiết
Với một nhà kinh doanh, tôi thường không mấy chú trọng vào chuyên sâu các bước thiết kế website. Vì vậy, trong bài viết này tôi sẽ đề cập đến các bước thiết kế website cơ bản và dễ hiểu nhất cho những ai chưa biết gì về thiết kế website cũng có thể tự mình triển khai một dự án website cho công việc kinh doanh của bản thân.
Thiết kế Sitemap – Sơ đồ thiết kế website
Việc xây dựng một sitemap có liên quan đến chặt chẽ đến mô hình kinh doanh của bạn. Bạn đang kinh doanh ngành nghề gì, sản phẩm gì, dịch vụ ra sao thì trong Sitemap sẽ thể hiện ra hết các dịch vụ và sản phẩm của bạn. Dưới đây là một ví dụ về một cửa hàng kinh doanh dịch vụ lưới an toàn
Ở ví dụ này tôi đã liệt kê các trang mà tôi muốn thể hiện trên website của tôi và chia loại trang cho từng trang. Ở trang chủ, giới thiệu và trang liên hệ thì chỉ cần 1 landing page cho mỗi trang nên nó không thuộc bất cứ chuyên mục hay danh mục sản phẩm nào.
Đối với Lưới an toàn ban công, lưới an toàn cửa sổ và lưới an toàn cầu thang thì tôi chia nó thành loại Danh mục sản phẩm. Mục đích để đăng lên những sản phẩm về lưới an toàn cho từng danh mục như:
Riêng trang dự án đã thực hiện thì tôi phân loại nó vào Chuyên mục. Nó như một cuốn tạp trí bạn hay đọc, cứ mỗi trang trong tạp trí sẽ nói về một chủ đề nào đó, thì chuyên mục dự án này là một cuốn tạp trí mang tên “dự án”. Trong này tôi sẽ đăng lên những dự án mà tôi đã thực hiện cho khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm lưới an toàn.
Nội dung thiết kế website
Sau khi hoàn thành sitemap cho sản phẩm / dịch vụ thì tiếp theo chúng ta cần lên nội dung cho các trang chính như trang chủ, trang giới thiệu và trang liên hệ. Các trang còn lại chúng ta có thể lên sau.
Nội dung cho trang chủ và giới thiệu là quan trọng nhất, vì khách hàng sẽ dựa vào thông tin 2 trang này để nhận thức được bạn là ai, bạn đến từ đâu và bạn đang kinh doanh những gì.
Để thiết kế nội dung trang chủ hấp dẫn thì tôi thường đi theo các hạng mục như sau:
- Banner (quảng cáo, giới thiệu dịch vụ, công ty,…)
- Các con số nổi bật (ví dụ: Hơn 5+ năm kinh nghiệm, 50+ nhân viên có kinh nghiệm, 100+ dự án đã thực hiện,…)
- Sản phẩm / dịch vụ nổi bật
- Tại sao nên chọn chúng tôi (nêu những lý do hấp dẫn mà khách hàng nên chọn bạn mà không phải đơn vị khác)
- Đánh giá từ khách hàng (đưa ra những đánh giá từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm / dịch vụ của bạn)
- Giới thiệu tóm tắt về công ty / công việc kinh doanh của bạn (phần này bạn chỉ nên giới thiệu ngắn gọn và có nút dẫn link đến trang Giới thiệu để khách có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn thì click vào và đọc)
- Đối tác và khách hàng (nếu bạn có các đối tác và khách hàng lớn hoặc tương đối thì hay lấy logo của họ gắn vào đây).
Đó là bố cục trang chủ website mà tôi đã áp dụng từ những dự án vừa và nhỏ cho đến các dự án lớn. Bạn có thể dùng bố cục này để thiết kế trang chủ website cho doanh nghiệp, cửa hàng hoặc công việc kinh doanh cá nhân của bạn.
Bạn có thể sẽ cần một số gợi ý trong việc viết nội dung cho trang chủ. Để được tự vấn thì bạn có thể liên hệ cho tôi tại nút trợ giúp trên trang chủ sitemeta.net. Hãy yên tâm liên hệ vì nó là miễn phí dành cho bạn.
Đối với nội dung trang giới thiệu cũng giống như bạn đang làm một CV xin việc vậy, doanh nghiệp / cửa hàng / công việc kinh doanh của bạn cần giới thiệu cho khách hàng biết những gì thì hay viết những điều đó ra. Trang giới thiệu cho phép bạn viết nội dung dài mà không phải đắn đo về câu chuyển “nội dung dài không ai đọc”. Bởi nội dung dài khách hàng mới tin tưởng bạn.
Thiết kế bố cục website đơn giản
Khi nội dung đã hoàn thành thì bạn có thể bắt tay vào thiết kế bố cục website đơn giản. Thường tôi sẽ thiết kế bố cục này trên phần mềm mockup balsamiq, nếu đơn giản hơn thì tôi dùng excel cho nhanh (thực chất là đôi khi lười, bởi vì bố cục mình làm cho mình xem và mình tự thiết kế nên chẳng cần phải trình bày đẹp làm gì). Dưới đây là một bản demo về thiết kế bố cục website đơn giản trên excel của tôi.
Nhìn trông có vẻ đơn giản phải không? – Đúng là đơn giản thật mà! :))
Tôi sẽ nói về bố cục website một chút nhé! Đối với một website hoàn chỉnh thì chúng ta sẽ có 3 phần cần thiết kế đó là Header – Body – Footer.
- Header là phần giao diện đầu website, nó thể hiển thương hiệu và các hạng mục ban kinh doanh và có thể là thêm thông tin liên hệ ngắn như số Hotline, email. Header thường xuất hiện ở tất cả các trang trên website của bạn. Bạn có thể tìm hiểu cách thiết kế Header tại đây.
- Body là phần nội dung cho từng trang bao gồm trang chủ, giới thiệu, liên hệ, chuyên mục, danh mục sản phẩm,… Bạn cần làm nội dung body cho từng trang đó. Bạn có thể tìm hiểu cách thiết kế giao diện trang web tại đây.
- Footer là phần giao diện cuối website, nó cũng tương tự với header nhưng ở footer bạn có thể thể hiện nhiều thông tin hơn nữa như chính sách giao hàng, chính sách thanh toán, hoàn trả, chính sách bảo mật, hướng dẫn sử dụng… Và phần Footer cũng thường xuất hiển ở tất cả các trang trên website của bạn. Bạn cũng có thể xem cách thiết kế footer tại đây.
Ở phần body, tôi sẽ đính kèm thêm một vài hướng dẫn cách thiết kế giao diện cho các phần khác trên website dưới đây:
- Hướng dẫn thiết kế giao diện trang chuyên mục (category)
- Hướng dẫn thiết kế giao diện trang chi tiết bài viết (single post)
- Hướng dẫn thiết kế form liên hệ
- Hướng dẫn thiết kế giao diện trang danh mục sản phẩm
- Hướng dẫn thiết kế giao diện trang chi tiết sản phẩm
- Hướng dẫn thiết kế giao diện trang giỏ hàng
- Hướng dẫn thiết kế giao diện trang thanh toán
Hoàn thiện thiết kế giao diện website
Nếu bạn đã hoàn thiện bước thiết kế bố cục website đơn giản thì bước hoàn thiện giao diện website này sẽ rất đơn giản. Bạn chỉ việc tìm kiếm hoặc thiết kế các hình ảnh phù hợp với các kích thước trên website, đưa các nội dung mà bạn đã soạn trước đó vào website và bắt đầu tối ưu nó sao cho dễ nhìn trên thiết bị máy tính bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại di động. Các hướng dẫn tôi đính kèm phía trên cũng đã hướng dẫn bạn cách để tối ưu giao diện website cho các thiết bị có kích cỡ khác nhau rồi. Bạn có thể xem để hiểu rõ cách tối ưu này.
Kiểm tra chức năng website hoạt động có đúng hay không?
Nếu website của bạn là một dạng tự lập trình thì bạn cần kiểm tra từng chức năng trên website xem nó có hoạt động đúng như ý tưởng ban đầu của bạn hay không. Nếu hoạt động sai thì bạn cần sửa chữa nó ngay, một lỗi nhỏ cũng vô tình làm website của bạn trở nên tồi tệ và không kinh doanh được.
Nhưng nếu bạn dùng một dạng nền tảng như SiteMeta Editor thì bạn không cần phải quan tâm đến các lỗi vì đội ngũ kỹ thuật kiểm tra và khắc phục thường xuyên khi có sự cố ngoài ý muốn.
Tôi sẽ nói một chút về SiteMeta Editor và vì sao tôi cần phải giới thiệu cho bạn!
Nếu bạn đã biết về WordPress thì bạn có thể sử dụng dễ dàng trên SiteMeta, bởi SiteMeta được lập trình trên WordPress. Nhưng bạn có thể yên tâm về việc sử dụng SiteMeta khi không biết gì về thiết kế website. Bởi SiteMeta được tạo ra cho những ai chưa biết gì về code hoặc viết mã cũng có thể dễ dàng làm được những website chất lượng và vô cùng bắt mắt.
Và bạn có thể xem ngay những điểm nổi bật của SiteMeta Editor
Cấu hình tên miền riêng cho website của bạn
Khi đang trong quá trình thiết kế website thì bạn đang sử dụng một tên miền miễn phí nào đó có dạng abc.sitemeta.net hoặc một tên miền bất kỳ. Và cũng có thể bạn đang thiết kế website trên localhost và sau khi hoàn tất website bạn muốn đưa website này công khai trên internet với tên miền riêng của bạn. Ví dụ tôi mua một tên miền là luoiantoan.com và tôi sẽ cấu hình tên miền này vào website tôi đã xây dựng.
Để thực hiện cấu hình tên miền riêng thì tôi sẽ cấu hình DNS về thông tin hosting rồi sau đó kích hoạt tên miền tại SiteMeta Editor theo hướng dẫn cấu hình tên miền riêng
Trường hợp bạn sử dụng localhost thì bạn cần mua thêm hosting và up các dữ liệu website lên hosting. Sau đó cấu hình DNS về hosting của bạn để sử dụng.
Như vậy bạn đã trải qua các bước thiết kế website vô cùng đơn giản mà tôi tin bất cứ ai mới tìm hiểu về thiết kế website khi đọc bài này cũng sẽ làm được. Và đừng quên liên hệ với đội ngũ hỗ trợ tại trang chủ sitemeta.net khi bạn có bất cứ thắc mắc nào!